TÌM HIỂU VỀ TRẦN THẠCH CAO THẢ
Trần thạch cao thả là gì?
Trần thạch cao thả hay còn gọi là trần thạch cao nổi, là trần có thiết kế khung xương hiện ra bên ngoài sau khi hoàn thiện. Gọi là “thả” là để chỉ đặc trưng khi thi công, nghĩa là khi thi công xong phần khung xương thì tấm thạch cao sẽ được thả nằm ngay ngắn lên trên khung xương. Chúng có tác dụng che đi các chi tiết kỹ thuật như ống nước, đường dây điện,…
Cấu tạo & chức năng của trần thạch cao thả
Trần thạch cao thả được tạo thành từ các nguyên vật liệu sau đây:
- Thanh chính: dùng để chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ;
- Thanh phụ: được liên kết với thanh chính để tạo thành kiểu dáng theo đúng thiết kế;
- Thanh viền tường: liên kết với tường hoặc vách ngăn;
- Tấm trang trí: đặt lên các hệ thanh nói trên để tạo thành bề mặt trần trang trí.
Ưu – nhược điểm của trần thạch cao thả
Ưu điểm | Nhược điểm |
– Thi công đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian;
– Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa nếu xảy ra sự cố; – Dễ dàng vệ sinh, lau chùi vì kết cấu nhẹ, dễ tháo lắp; – Thuận lợi trong việc lắp đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần; – Trần nhà ít bị co võng khi thời tiết biến đổi; – Chi phí rẻ; – Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống lửa cực kỳ tốt. |
– Thay đổi mẫu mã khó khăn vì mẫu tấm thường có kích thước cố định;
– Mẫu tấm có kích thước nhỏ gây cảm giác chia vụn không gian (vì vậy trần ít được ứng dụng cho công trình nhỏ mà thường ứng dụng cho các công trình lớn như nhà xưởng, hội trường,…). |
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÓNG TRẦN THẠCH CAO THẢ CHUẨN NHẤT
Chuẩn bị vật dụng
Dụng cụ, gồm:
- Khoan bê tông;
- Dàn giáo;
- Dây mực;
- Ống nước Nivo.
Vật tư, gồm:
- Thanh xương T3.6, T1.2, T0.6;
- Bastreo;
- Tăng đơ;
- Ty thép;
- Nở sắt.
Các bước thi công
Bước 1: Xác định độ cao của trần nhà
Bằng cách: Sử dụng tia laser hoặc ống Nivo để xác định độ cao. Dùng bút đánh dấu, ghi chú những chỗ trần nổi để tính toán theo khung xương sao cho phù hợp.
Lưu ý: Cần tính toán chính xác chiều cao của trần vì nếu tính sai thì khung xương và tấm trần sẽ không phù hợp nhau.
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Trước tiên, bạn cần đo đạc để tính toán lỗ khoan cho đều. Sau đó sử dụng khoan hoặc búa đóng đinh để cố định thanh viền vào tường hoặc vách (nếu tường bê tông thì nên sử dụng máy khoan).
Lưu ý: Khoảng cách giữa các lỗ đinh hoặc lỗ khoan không được quá 300mm.
Bước 3: Phân chia trần
Trần thạch cao thả thường được phân chia theo các kích thước sau:
- 610x610mm
- 600x600mm
- 610x1220mm
- 600x1200mm
Đây là khoảng cách giữa các tâm điểm của thanh chính và thanh phụ.
Bước 4: Móc các điểm treo
Giữa các điểm treo cần đảm bảo khoảng cách 1200 – 1220mm. Trong đó khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 600mm hoặc 610mm.
Các điểm treo sẽ sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn bê tông cốt thép (nên sử dụng mũi khoan 8mm), liên kết chúng bằng pát và tắc kê nở.
Bước 5: Móc, liên kết thanh chính
Gắn lỗ liên kết chéo trên 2 đầu thanh chính để kết nối khung xương lại với nhau. Khoảng cách móc treo trên thanh chính cần đảm bảo khẩu độ 800 – 1200mm.
Xác định khoảng cách của các thanh chính sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn quy định và đo độ phẳng của khung.
Bước 6: Móc, liên kết thanh phụ
Dùng đầu ngàm của thanh phụ lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính, số lượng 2. Khoảng cách cần đảm bảo là 600mm hoặc 610mm.
Liên kết thanh phụ với thanh chính bằng khoảng cách tiêu chuẩn đã định.
Bước 7: Điều chỉnh lại khung xương
Sau khi lắp đặt và liên kết xong thanh chính, thanh phụ thì thợ thi công phải chỉnh sửa lại khung xương sao cho ngay ngắn, đảm bảo mặt bằng khung phải thật phẳng.
Để tiến hành công việc này, thợ thi công cần sử dụng dây chéo, máy laser hoặc thước để đảm bảo tính chính xác của độ bằng từng vùng xem có phù hợp với thiết kế không để điều chỉnh lại.
Bước 8: Lắp đặt tấm thạch cao
Tùy vào từng hệ trần mà lựa chọn kích thước tấm thạch cao phù hợp, cụ thể:
- Đối với hệ trần 610x610mm thì dùng tấm thạch cao có kích thước 606x605mm;
- Đối với hệ trần 600x600mm thì dùng tấm thạch cao có kích thước 595x595mm;
- Đối với hệ trần 610x1220mm thì dùng tấm thạch cao có kích thước 605x1210mm;
- Đối với hệ trần 600x1200mm thì dùng tấm thạch cao có kích thước 595x1190mm.
Các tấm thạch cao sẽ được đặt trong hệ thống khung đã lắp đặt sao cho thật phẳng.
Lưu ý: Đeo bao tay để tránh tình trạng để lại vết bẩn trên mặt tấm
Bước 9: Xử lý viền trần
Sử dụng cưa hoặc kéo để cắt đi phần viền thừa.
Bước 10: Vệ sinh và nghiệm thu
Để kết thúc quá trình thi công, thợ thi công sẽ kiểm tra lại một lần nữa xem công trình có mắc lỗi gì không, nếu không thì sẽ vệ sinh trần, sàn nhà sạch sẽ và tiến hành bàn giao cho chủ nhà.
LƯU Ý KHI THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO THẢ
Lưu ý trước thi công
- Chọn mẫu phù hợp: Có nhiều mẫu trần thạch cao để bạn lựa chọn sao cho phù hợp với không gian và sở thích của bạn. Ngoài ra, tùy vào đặc thù không gian và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn trần thạch cao có thêm tính năng chống cháy, chống ẩm, chịu lực, cách âm hay tiêu âm,… Chọn đúng mẫu trần thạch cao sẽ phát huy tối đa hiệu quả mà trần thạch cao đem lại, giúp bạn có không gian sống thoải mái và tiện nghi.
- Sử dụng vật tư đồng bộ: Để đảm bảo sự an toàn, độ bền và tính năng của trần thì các chuyên gia khuyên bạn nên chọn sản phẩm vật tư đồng bộ chính hãng. Trong đó, khung xương là điểm mấu chốt quan trọng của hệ trần, bạn phải chọn hệ khung xương đạt chất lượng tốt, chính hãng. Còn tấm thạch cao thì chọn loại chất lượng như lõi mịn, cứng chắc, đồng đều giúp bám đinh chắc chắn, dễ uốn cung.
- Tìm hiểu về thông tin kỹ thuật khi thi công: Thi công trần thạch cao thả không khó nhưng buộc bạn phải nắm được quy trình thi công chuẩn gồm 10 bước nói trên, đồng thời nắm bắt được các thông tin kỹ thuật của trần thạch cao để đảm bảo chất lượng của công trình. Những thông tin kỹ thuật bạn cần tìm hiểu trước khi thi công như là: quy định đi khung theo khẩu độ, cách lắp tấm, bắn vít, lắp khung, khoảng cách giữa các lỗ đinh,…
- Chọn thợ thi công tay nghề cao: Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc lắp đặt trần thạch cao thả thì bạn nên giao phó việc này cho thợ thi công có chuyên môn, tay nghề cao